Hỗ trợ trực tuyến
Mr.Vương 0918985668
vuongthinhphat57777@gmail.com
Duy Hoàng 0901231757

Số điện thoại bàn (0253) 847 777

nguyen duy vuong 0935827286
vuongthinhphat57777@gmail.com
  Thư viện ảnh
   Cần một hành động vừa đủ từ Chính phủ để giải cứu BĐS
Khi thị trường BĐS không thể tự điều tiết, sẽ cần sự can thiệp kịp thời của Chính phủ - đó là kinh nghiệm từ giải pháp cứu thị trường BĐS của Chính phủ Mỹ.

Điều này được ông Nguyễn Vinh - Việt kiều Mỹ từng tham gia Hội đồng thành viên điều hành Hiệp hội BĐS Á - Mỹ, thành viên Hiệp hội BĐS Mỹ chia sẻ với PV BĐS&VLXD.

Cảm ơn ông đã nhận lời mời trò chuyện cùng BĐS&VLXD! Thưa ông, thị trường Mỹ trải qua một đợt suy thoái khủng hoảng, vậy ông có thể cho biết hiện nay thị trường diễn biến như thế nào và Chính phủ Mỹ đã làm như thế nào để giúp thị trường BĐS Mỹ phát triển?

bất động sản phan thiết bình thuận

- Thị trường BĐS Mỹ bắt đầu suy thoái khủng hoảng khoảng cuối năm 2006, cho đến nay đã được 6 năm rồi trong khi mỗi đợt suy thoái ở Mỹ thường kéo dài 2 năm. Lần này nó kéo dài ngoài sự mong muốn của mọi người, một phần theo tôi nghĩ là vì Chính phủ không can thiệp mà đứng bên lề khá lâu cho tới khoảng cuối năm 2007, đầu 2008 mới có động thái can thiệp thị trường. Yếu tố rất quan trọng là phần chấn an thị trường, bởi vì không có can thiệp nên mọi người rất bi quan, và tâm lý bi quan đó vô hình trung thành ra họ đã tự giết mình, làm thị trường ngày càng bấp bênh ảm đạm hơn. Khi Chính phủ tác động vào thị trường, họ đã đưa ra những đề án rất lớn, hứa hẹn nhiều để chấn an thị trường. Từ Tổng thống, Quốc hội đến Bộ Tài chính, Ngân hàng trung ương, tất cả đều quan tâm lên tiếng chấn an dư luận, đưa ra nhiều chương trình lên đến hàng nghìn tỷ USD rót vào BĐS. Thực sự cho đến nay, số tiền đó cũng chưa có sử dụng hết nhưng mục tiêu chủ yếu là để chấn an dư luận.

Rõ ràng là, khi thị trường khủng hoảng, vai trò định hướng, điều tiết của chính sách nhà nước vô cùng cần thiết. Lúc đó, chúng ta không thể ngồi chờ đợi thị trường sẽ tự điều tiết tự cứu mình đúng không, thưa ông?

- Đúng vậy, khi ông Bush đang tại vị thị trường BĐS Mỹ đã khủng hoảng, một trong những suy nghĩ của Đảng Cộng hoà là Chính phủ không nên can thiệp vào thị trường, để thị trường tự điều tiết lấy. Nhưng khi thị trường không làm được điều đó thì Chính phủ phải nhảy vào, đây là điểm mấu chốt quan trọng. Tuy nhiên, theo tôi, Chính phủ phải điều tiết rất ít, hành động vừa đủ để không làm quá, làm quá nhiều khi phản tác dụng. Chính vì vậy nên một số điều khoản họ đưa ra lại ảnh hưởng không tốt cho thị trường.

Để vượt qua khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố đưa ra hàng nghìn tỷ USD bổ sung vốn cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, điều đó ở Việt Nam là rất khó thực hiện. Ông có thể đưa ra những ý kiến về thị trường BĐS Việt Nam khi cần vốn thì chúng ta có thể huy động từ những kênh nào hoặc bằng cách nào?

- Tôi lấy ví dụ, người Việt Nam bỏ tiền đầu tư trong ngân hàng rất nhiều mà ngân hàng lại không cho vay và người dân cũng không muốn bỏ tiền đầu tư lĩnh vực khác vì rủi ro khi không có sự bảo đảm nào hết. Giả sử Chính phủ hoặc ngân hàng có thể cho vay để giúp những dự án với điều kiện Chính phủ đảm bảo một phần rủi ro nào đó. Bảo đảm đây là Chính phủ có thể lập ra một cái bảo hiểm, đó là người đầu tư khi họ vay, họ phải trả tiền thêm cho sự bảo đảm đó. Khi có sự bảo đảm, người dân thay vì đầu tư trong ngân hàng sẽ bỏ tiền mua cổ phiếu, có nguồn tiền thực hiện các dự án.

Ông đánh giá về sự quan tâm và nhu cầu của các Việt kiều Mỹ đến thị trường BĐS Việt Nam như thế nào và nguồn kiều hối từ Mỹ cho BĐS trong nước có khả quan không?

- Số đông Việt kiều Mỹ là định cư lâu dài, không quan tâm lắm đến BĐS tại Việt Nam. Vì công dân Mỹ đến tuổi nghỉ hưu họ mới được hưởng trợ cấp của nhà nước, có khoản tiền để dưỡng già với chính sách ngặt nghèo là cơ quan chức năng sẽ kiểm tra sự hiện diện thường kỳ của người Việt trên đất Mỹ. Sẽ khó có sự dịch chuyển hoàn toàn về chỗ ở, vì như vậy họ sẽ không được hưởng chính sách đó của Chính phủ Mỹ nữa, chỉ những người nào còn gia đình ở Việt Nam thì họ mới gửi tiền cho người thân mua nhà thôi. Tôi nghĩ là nguồn kiều hối từ Mỹ cho BĐS trong nước tuy có nhưng không nhiều như các nước khác có đặc thù là dân làm ăn kinh doanh một thời gian sau sẽ trở lại Việt Nam sinh sống.

Với tư cách là Việt kiều Mỹ, đã từng tham gia Hội đồng thành viên Hiệp hội BĐS Á - Mỹ (AREAA) và hiện đang là thành viên Hiệp hội BĐS Mỹ, ông có những hoạt động kết nối và cơ hội hợp tác gì cho thị trường BĐS Việt Nam?

- Hiệp hội BĐS Mỹ là tổ chức của hơn 1 triệu thành viên trên khắp các bang của nước Mỹ, còn Hiệp hội BĐS Á - Mỹ là đối tác chiến lược của Hiệp hội BĐS Việt Nam. Tôi đã cố gắng tạo ra sự liên kết hỗ trợ hợp tác giữa VNREA và hai hiệp hội này, họ đều có các chương trình hỗ trợ cho Việt Nam về đào tạo nhân lực trong quản lý và kinh doanh. Bước đầu sẽ có những lớp đào tạo bài bản dành cho những người hoạt động trong lĩnh vực BĐS, sau đó những người này sẽ trở thành leader (trưởng nhóm) để về đào tạo lại, hướng dẫn cho người cùng lĩnh vực tại Việt Nam. Vì trong nước thiếu những người được đào tạo bài bản về lĩnh vực này nên tôi nghĩ quá trình này rất hữu ích.

Trân trọng cảm ơn ông!

 

 

  Công cụ tìm kiếm
  Giới thiệu

Chào mừng bạn đến với website nhà Đất Vương Thịnh Phát, chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý Khách hàng đã quan tâm và ủng hộ Vương Thịnh Phát trong suốt những năm qua, chúc quý Khách hàng thành công và luôn phát triển...

Xem thêm ...

  • Khu
  • 2
  • Khu
  • 4
  • Khu
  • 6
  • Khu
  • Khu
  • 8
  • Khu
  • 9
  • Khu
  • Đất
  • Khu
  • Khu
  • Khu
  • Cho
  • Khu
  • Bán
  • Đất
  Thống kê website
Đang Online: 2
Lượt truy cập: 672094
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Trò chuyện với chúng tôi!